Với vị thế đứng thứ 20 thế giới về sản xuất thịt gia cầm, ngành chăn nuôi gà nước ta trong những năm gần đây luôn có bước phát triển vượt bậc, trở thành một nghề, ngành giúp người chăn nuôi gà kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Theo Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 01/10/2016, đàn gia cầm cả nước hiện có 364,5 triệu con, trong đó số lượng gà đạt 277,2 triệu con (tăng 6,9% so với năm 2015).
Đàn gia cầm, đặc biệt là gà đang có xu hướng phát triển nhanh theo mô hình sản xuất hàng hóa, quy mô trang trại. Theo xu hướng chuyển dịch tất yếu của thị trường, dưới đây công ty Lượng Huệ xin giới thiệu một số mô hình nuôi gà đạt hiệu quả cao của các hộ nông dân, doanh nghiệp trong thời gian gần đây.
Mô hình nuôi gà thả vườn, quy mô lớn đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Mô hình này phát triển từ những thói quen chăn thả gà tự do nông hộ quy mô nhỏ, thường tận dụng ở những hộ có diện tích sân vườn rộng, cây cối tạo bóng mát để gà có thể vận động, chạy nhảy.
Mô hình này cũng phù hợp với người chăn nuôi chưa có điều kiện đầu tư quy mô khép kín, quy mô lớn lại có thể cung cấp ra thị trường nguồn thực phẩm có chất lượng cao. Ưu điểm lớn nhất của mô hình nuôi gà thả vườn là tận dụng lợi thế đất đai, vườn đồi, với nguồn ánh sang tự nhiên luôn chan hòa giúp đàn gà khỏe mạnh.
Đối với những người mới vào nghề chăn nuôi cũng có thể dễ dàng bắt tay vào chăn nuôi và góp phần làm tăng thu nhập, từ đó tạo ra nguồn thu nhập chính hàng trăm triệu đồng mỗi năm nếu như coi đó là cái nghề.
Với điều kiện chuồng nuôi, trang thiết bị không quá tốn kém và tận dụng được điều kiện vườn thả của gia đinh tuy nhiên người chăn nuôi vẫn cần lưu ý một số kỹ thuật sau:
Về chuồng nuôi: Nên thiết kế sao cho đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông,cao ráo giúp gà có đủ chỗ để hoạt động và nghỉ ngơi vào những ngày thời tiết xấu, không thả gà ra ngoài sân vườn được.
Về điều kiện chăn thả: Có thể thả gà trong vườn rộng. Nếu vườn còn trồng trọt một số loại cây trồng, nên quây riêng khu vực nuôi để đảm bảo gà không phá hoại rau màu.
Máng ăn, máng uống: Với mô hình gà thả vườn, máng ăn và máng uống có thể được đặt ở góc vườn, tại những vị trí bóng mát gà hay tập trung nghỉ ngơi. Ngoài ra, cũng nên thiết kế thêm máng ăn treo ở chuồng, giúp cung cấp thức ăn cho gà trong những ngày điều kiện thời tiết xấu.
Chăm sóc, nuôi dưỡng: khi gà còn nhỏ cần úm gà trong chuồng nuôi trong điều kiện kỹ thuật thích hợp không nên thả gà ngay ra ngoài, khi gà lớn hơn có thể thả để tìm kiếm thêm thức ăn. Ngoài thức ăn hỗn hợp có thể bổ sung thêm cho gà rau xanh, đặc biệt là cần cho gà uống nước sạch và cung cấp đầy đủ nước. Cần cho gà ăn chế độ hợp lý, tránh đổ thức ăn trực tiếp xuống nền đất vườn gây lãng phí và mất an toàn vệ sinh tạo điều kiện cho các mầm bệnh xâm nhập.
Để gà khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh, chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh tình trạng ao tù nước đọng trong khu vườn thả. Thường xuyên phun thuốc sát trùng chuồng trại, khu vực sân vườn thả gà một tuần một lần. Nếu gà có dấu hiệu mắc bệnh, cần cho gà uống thuốc để tránh lây lan.
Đây là mô hình cải tiến từ mô hình nuôi gà thả vườn truyền thống, mô hình chuồng trại nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn dịch bệnh, phát triển bền vững, hiện đang phát huy hiệu quả rất tích cực với người chăn nuôi trong nước.
Chuồng nuôi gà được bố trí khoa học với nhiều ưu điểm vượt trội. Tạo sự thông thoáng, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên với không gian mở bởi gà ta, gà thả vườn cần nhiều ánh sáng để hấp thụ, tổng hợp một số vitamin, phù hợp với tập tính của gà.
Điểm nhấn của mô hình chăn nuôi gà thả vườn kiểu mới này là khu sân chơi được lót ni lông sau láng vữa xi măng trên đổ cát 10 - 15 cm nên hạn chế triệt để trứng giun sán thâm nhập; đây là nguồn lây nhiễm chính của bệnh đầu đen. Cát dùng để làm sân nuôi gà chủ yếu là dùng cát đen, vì cát đen có giá rẻ và giữ ẩm tốt hơn cát vàng. Cách nuôi này cũng thỏa mãn được cả tập tính bới, tắm cát, phơi nắng của giống gà ta.
Việc gà thường xuyên được phơi nắng trên sân cát giúp gà khỏe mạnh, đẹp mã, hệ tiêu hóa phát triển tốt vì gà thường xuyên được bổ sung các khoáng chất từ cát. Các cụ ngày xưa có câu “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, song thực chất những viên cát sỏi nhỏ giúp quá trình nghiền thức ăn của gà tốt hơn nên vật nuôi hấp thụ được nhiều hơn.
Khu sân chơi được quét dọn, khử trùng thường xuyên, sau mỗi lứa nuôi nền chuồng, khu sân chơi được dọn vệ sinh sau đó có thể ngâm nước sát trùng 24 - 48h nên các mầm bệnh bị triệt tiêu gần như hoàn toàn giúp đảm bảo vệ sinh dịch bệnh.
Việc đầu tư chi phí cho hình thức chăn nuôi này cũng không quá cao để nuôi 1.000 con gà ta, gà thả vườn chỉ cần diện tích 250 m2 với kinh phí xây dựng trên dưới 30 triệu đồng, đây là chi phí khá rẻ, người chăn nuôi có thể áp dụng được và hơn hết nó mang lại hiệu quả vượt trội so với chăn nuôi gà thả vườn truyền thống nhờ hạn chế dịch bệnh và năng suất cao.
Trong những năm gần đây, nhận thấy mô hình chăn nuôi gà lấy trứng có hiệu quả, nhiều người chăn nuôi gà từ nuôi gà thịt tiếp tục đầu tư vốn và mở rộng thêm chuồng trại để chăn nuôi gà đẻ trứng.
Từ những chuồng đẻ quy mô nhỏ đã dần đầu tư theo mô hình khép kín với đầy đủ thiết bị như máng ăn, nước uống, đèn sưởi ấm về mùa đông, hệ thống quạt làm mát về mùa hè… Hiện nay, nuôi gà lấy trứng thành hẳn một hướng sản xuất và là hướng sản xuất rất hiệu quả. Nhiều nông dân trở nên khấm khá chính nhờ nuôi gà lấy trứng.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thành công nếu như không có mô hình nuôi đúng cách. Có những giống gà chuyên để sản xuất trứng, cho năng suất cao. Vì vậy, phải chọn cẩn thận từ khâu giống thì mới đạt hiệu quả cao.
Chăn nuôi gà đẻ trứng cần đầu tư trang thiết bị ban đầu khá nhiều bao gồm: chuồng trại,ổ đẻ, trang thiết bị ăn uống, lấy trứng, chiếu sáng...
Chăm sóc nuôi dưỡng: gà đẻ có chế độ chăm sóc và cho ăn đặc biệt, trong khẩu phần ăn cần đầy đủ dinh dưỡng và cân đối các chất cần thiết cho từng quá trình sinh trưởng của gà, đặc biệt là giai đoạn lên đẻ và đẻ đỉnh.
Mật độ nuôi phù hợp: Đây là kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng khá quan trọng. Gà đẻ cần có một không gian đủ rộng, nếu quá chật chội sẽ khiến sức khỏe của gà không được đảm bảo, gà dễ bị bệnh, khi bị bệnh sẽ lây lan cho cả đàn gây thiệt hại kinh tế lớn cho bạn. Mật độ để máng thức ăn, nước uống cho gà cũng rất quan trọng bởi nếu dày quá sẽ thừa gây lãng phí, nếu thiếu gà sẽ bị đói không đẻ trứng đều và đạt .
Nếu quá rộng khiến gà vận động nhiều, tiêu hao năng lượng. Nên chia gà thành các ô nuôi, cứ 300- 500 con/ô. Cách chia theo ô này cực kỳ khoa học. Chia theo ô cũng là cách hay để phân chia thức ăn, nước uống theo máng đều nhau, đảm bảo tất cả đàn gà đều được ăn, uống no đủ.
Chăm sóc gà trống tuy không cần quá cầu kỳ như gà mái nhưng cần chú ý:
Gà trống bắt đầu từ 21- 22 tuần tuổi đã bắt đầu đạp mái, thành thục sớm hơn gà mái. 1/8- 1/9 chính là tỷ lệ ghép trống mái thường gặp.
Gà trống không cần nhiều, nhưng đã chọn thì phải chọn những con giống thật cao to, khỏe. Nếu trong đàn có những con trống ngả màu, yếu, nhút nhát không đạp mái, hay đậu hoặc nằm trên nóc và trong ổ đẻ thì nên loại bỏ.
Vệ sinh phòng bệnh: cũng giống vs các hình thức chăn nuôi khác việc đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh là vô cùng quan trong. Cần định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại, quét dọn chuồng,ổ đẻ sạch sẽ kiểm soát tốt các tác nhân gây hại và truyền bệnh như chuột, động vật lạ.
Theo đó, hệ thống chuồng trại được xây dựng kiên cố, xây bằng bê tông, khung thép, có hệ thống đèn chiếu sáng, dây chuyền chăn nuôi tự động, quạt thông gió làm mát khi trời nóng và hệ thống sưởi ấm khi trời lạnh. Hệ thống chuồng trại này không chỉ đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh mà còn hạn chế được dịch bệnh cho vật nuôi.
Tuy mức đầu tư cho hệ thống chuồng trại cao hơn các mô hình chăn nuôi gà khác, nhưng hiệu quả từ mô hình đầu tư này mang lại có thể hơn đến hàng chục triệu đồng so với mô hình chăn nuôi truyền thống do kiểm soát tối ưu nhất các điều kiện thú y và khâu quản lý, nuôi dưỡng từ đó tiết kiệm được chi phí, công sức lao động và mang lại lợi nhuận kinh tế cao.
Gà được nuôi trong chuồng kín, nhiệt độ ổn định theo từng độ tuổi, cách ly với bên ngoài hoàn toàn từ đó ít bị tác động bởi các điều kiện bất lợi bên ngoài, gà phát triển đồng đều đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Việc đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi khép kín, cùng các trang thiết bị có chi phí từ 450 – 800 ngàn/m2. Đây là chi phí khá cao so với người chăn nuôi từ khi bắt đầu tuy nhiên nếu với những người coi chăn nuôi gà là cái nghề và muốn phát triển bền vững thì đây thực sự là hướng đầu tư bền vững và mang lại hiệu quả lâu dài.
Trên đây là một số mô hình chăn nuôi gà đạt hiệu quả cao Công ty Giống gia cầm Lượng Huệ hy vọng người chăn nuôi có thể tìm được mô hình phù hợp với điều kiên của gia đình mình và mở ra một hướng mới phát triển kinh tế hiệu quả bền vững.