bg

Các cách giúp người chăn nuôi tiết kiệm cả tấn thức ăn - Tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi

12/10/2018

Những lãng phí không thể ngờ đến!

Có nhiều yếu tố làm thức ăn chăn nuôi hao hụt hoặc bị mất. Cộng hưởng của các yếu tố trên có thể làm hao phí lên đến 5g cám/con/ngày – thậm chí nhiều hơn tùy thuộc vào điều kiện quản lý của trại.

Thông thường người chăn nuôi không hề để ý đến con số này. Tuy nhiên, con số tích lũy của nó sau một lứa có thể làm nhiều người chăn nuôi phải bất ngờ.

Giả sử: một trang trại nuôi 2000 gà Ri Hải Phòng (tên gọi phổ biến khác của gà ta Lượng Huệ- Hải Phòng) trong vòng 115 ngày, hao phí cám gà trung bình trên đầu con là 5g/ngày.

Vậy đến cuối vụ, một lượng thức ăn tương đương bị mất là:

2000 con x 5g x 115 ngày = 1150 kg ( tức 1.150 tấn) cám

Chi phí thức ăn chăn nuôi giảm dẫn đến cải thiện hiểu quả sản xuất và lợi nhuận của người chăn nuôi gà. Chiến lược cho ăn và quản lý chăn nuôi sẽ giúp đạt được các mục tiêu này.

Chính vì vậy để cải thiện về mặt kinh tế cho trang trại cần giảm tối đa chi phí cám hao hụt, chuyển hóa tối đa lượng cám tiêu thụ thành trọng lượng cơ thể gà.

Nếu chương trình cho ăn phù hợp với điều kiện từng trang trại thì ta có thể tiết kiệm cám được khoảng 10%.

Sau đây, công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ đã sưu tập và giới thiệu các phương pháp tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi cho gà hiệu quả:

Thay đổi cách cho gà ăn

Theo Tiến sĩ Salah H. Esmail, Cairo, Ai Cập, gà thịt thường được cho ăn tự do để chúng có được nhu cầu năng lượng và đạt trọng lượng mục tiêu trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, trong những năn gần đây, cho gà thịt ăn có kiểm soát thời gian đã được khuyến cáo vì lý do kinh tế.

Ở đây, gà được cho ăn một lượng thức ăn nhất định 4 – 6 lần/ngày để chúng ăn hết thức ăn và sau đó có khoảng thời gian nghỉ 1 giờ hoặc ít hơn.

Thay đổi cách ăn

Thay đổi cách ăn cho gà

Điều này có 2 lợi ích:

Thứ nhất: nó làm giảm kích thích cơ học của việc tiêu thụ thức ăn thường thấy trong chế độ cho ăn theo dây chuyền liên tục cả ngày.

Thứ hai: trong suốt thời gian không ăn, gà thường im lặng, ít vận động và điều này có thể làm cải thiện việc sử dụng thức ăn hơn do giảm nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì.

Sử dụng máng ăn hợp lý

Trong nhiều trang trại, đặc biệt theo hình thức nuôi gà thả vườn: thức ăn cho gà thường được cho ăn qua máng tròn- dẹt hay loại máng dài khoảng 1,5 – 2,0m bằng tấm kim loại hoặc bằng gỗ đặt ngoài trời mà không có mái che .

Những loại này, chi phí thấp, và khá bền, nhưng một vấn đề nghiêm trọng là có thể gây ra lãng phí thức ăn. Đối với những loại máng này, thường gà sẽ bước chân vào trong máng và tãi thức ăn ra ngoài.

Bên cạnh đó, tại nhiều trang trại người chăn nuôi còn “tiết kiệm” công cho việc cám vào máng và khay ăn bằng cách đổ trực tiếp trên nền đất. 

Sử dụng máng ăn

Đối với những cách cho gà ăn thế này người chăn nuôi sẽ trở tay đối phó không kịp với kiểu thời tiết nắng mưa bất thường như của Việt Nam!

Điều có thể được khắc phục bằng cách thay đổi loại máng ăn khác hoặc làm mái che và bộ phận điều tiết tốc độ chảy tự động, bố trí đủ và đều khay máng ăn quanh sân vườn theo mật độ hợp lý.

Điều chỉnh lượng thức ăn trong máng

Nên tránh đổ thức ăn trong máng quá đầy và thức ăn nên duy trì ở mức độ nhất định để giảm thiểu tổn thất. 

Mối liên hệ của lượng thức ăn trong máng ăn và hao phí thức ăn:

Mỗi liên hệ của lượng thức ăn trong máng và hao phí thức ăn

Lượng thức ăn trong máng

Cắt mỏ cho gà

Mỏ dài làm gà mổ phá thức ăn làm rơi vãi thức ăn xuống nền và lẫn lộn với chất độn chuồng nên gà không thể ăn được.

Vì vậy, việc cắt mỏ hợp lý để làm giảm vấn đề này và cũng đồng thời giảm tình trạng cắn mổ nhau và các thói quen xấu khác là cần thiết.

Cắt mỏ gà

Kết quả của việc cắt mỏ tác động lên hao phí thức ăn được trình bày trong bảng dưới đây. Tuy nhiên, những kết quả này có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc tuổi cắt mỏ, loại dao cắt, mức độ đau của việc cắt mỏ, nhiệt độ của lưỡi dao đốt:

Ảnh hưởng của cắt mỏ gà lên sử dụng thức ăn trên gà đẻ

 

Kiểm soát động vật gặm nhấm

Sự phá hoại của loài gặm nhấm ở các trang tại gà thường là một vấn đề ảnh hưởng sử dụng thức ăn. Một con chuột 250gram có thể ăn được số lượng bằng với trọng lượng của nó trong một ngày (khoảng 90kg/con/năm)

Chuột gặm nhấm

Điều này có nghĩa rằng một trang trại với tổng số là 50 con chuột đơn giản mỗi năm có thể mất hàng tấn thức ăn nếu không tiêu diệt chúng ngay từ đầu! 

Thức ăn hư hỏng

Hư hỏng thức ăn và bị nhiễm nấm mốc cũng là những yếu tố góp phần vào thiệt hại và hao phí thức ăn. Những vấn đề này thường gặp nhất đối với thức ăn không được xử lý một cách thích hợp. Nhất là các vùng nhiệt đới, khí hậy nóng ẩm.

Cho ăn cám trộn sỏi

Ngoài ra, tuân thủ kỹ thuật cắt mỏ gà giai đoạn từ 12-15 ngày tuổi sẽ giảm được đáng kể lượng rơi vãi thức ăn do lãng phí. Cho gà ăn thêm sỏi giúp tiết kiệm thức ăn

Tiêu hóa ở dạ dày cơ là co bóp nhào trộn thức ăn, chính vì thế với thức ăn hạt nhất là đối với gà ăn thóc hay ăn ngô hạt thì khả năng tiêu hóa để triệt để thì chúng ta có thể bổ sung cho gà thêm sỏi , trộn trực tiếp sỏi vào khẩu phần thức ăn

Nhưng đa phần gà chăn thả tự nhiên gà tự thu nhận thức ăn, trang bị khu nuôi gà 1 khay sỏi để gà tự thu nhận thức ăn của nó.Trộn sỏi sẽ giúp gà co bóp dạ dày cơ và tiêu hóa triệt để thức ăn

Là một trong những cách tiết kiệm thức ăn cho gà rất hiệu quả: việc bố sung sỏi vào thức ăn có thể giúp tiết kiệm được 4,3% cám trên gà đẻ và 6.4% cám trên gà thịt.

Do gà không có răng nên chúng sử dụng diều và mề để tiêu hóa thức ăn. Vì vậy cám gà cần bổ sung thêm sỏi theo những nấc tỉ lệ nhất định để đạt được hiệu quả tương ứng:

Hiệu quả bổ sung sỏi vào cám trên gà thịt

Bảng nghiên cứu chỉ ra rằng: nếu trộn sỏi theo tỉ lệ 3% vào cám gà thịt, cả trọng lượng của gà tăng từ 1.924 kg lên đến 1.953kg.

Cùng với đó, FCR (Food comsumption rate- tỉ lệ tiêu tốn thức ăn) đã giảm từ 2.50 kg  xuống còn 2.34kg. Điều này có nghĩa rằng giờ đây, mỗi một 1kg tăng trưởng trên gà chỉ cần đến 2,34 kg cám, thay vì 2.50 kg nếu như không trộn sỏi.

Buổi sáng cho ăn cám gà đẻ, buổi chiều cho ăn cám thường

Trên thực tế, nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ chỉ phát huy hiệu quả cao vào một thời điểm nhất định trong ngày.

So sánh năng suất của từng phương pháp cho ănDo đó, phương pháp cung cấm cám cho gà ăn theo từng buổi có thể giúp người chăn nuôi tiết kiệm thức ăn chăn nuôi gà  hiệu quả và giảm đến 8,4% lượng cám.

Chú ý: Nên kiểm soát chặt chẽ hàm lượng canxi trong khẩu phần cám ăn buổi chiều của gà đẻ bởi nếu hàm lượng canxi quá cao sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng dẫn tới năng suất bị sụt giảm.

Xin giới thiệu bảng tham khảo về thành phần dinh dưỡng trộn trong cám dùng buổi sáng và buổi chiều:

Thành phần dinh dưỡng tham khảo cho cám buổi sáng và buổi chiều

Cải thiện phương pháp chiếu sáng tại trại gà thịt

Nghiên cứu của các chuyên gia chăn nuôi Hàn Quốc chỉ ra rằng: Mặc dù là phương pháp gián tiếp tác động đến hiệu quả của việc tiết kiệm cám cho gà.

Nhưng nếu chuyển phương pháp hiếu sáng toàn thời gian sang phương pháp tăng dần thời gian chiếu sáng sẽ giúp tiết kiệm điện đến 43%. Ngoài ra còn giúp giảm tỉ lệ chế thời kì đầu của gà con đến 7,5%

Cắt cám trước khi xuất chuồng gà thịt 6 tiếng

Tâm lý chung của người chăn nuôi là muốn đàn gà có mức cân nặng nặng nhất vào thời điểm xuất bán vì lợi ích kinh tế. Do đó, trước khi xuất chuồng nhiều trại ra sức cho gà ăn nhiều cám.

Tuy nhiên, khi bị stress do di chuyển, cám không tiêu hóa hết sẽ khiến chất lượng thịt bị sụt giảm, tỉ lệ móc hơi thịt giảm sút theo.

Sưởi ấm chuồng trại giúp tiết kiệm cám

Lượng thức ăn cho gà ăn vào sẽ được chuyển hóa thành nhiệt lượng, năng lượng vận động sản xuất trứng, phát triển cơ thể và loại thải ra ngoài.

Khi nhiệt độ giảm 1 độ thì tương ứng với nó lượng cám ăn vào phải tăng 1% để gà có thể sản xuất đủ nhiệt lượng sưởi ấm cơ thể:

Những điều cần chú ý:

  • Với gà thịt: thông nên trộn quá 4% sỏi
  • Sỏi phải có độ lớn phù hợp, lựa chọn sỏi sạch, không có vi khuẩn và rác hữu cơ bám vào.
  • Lượng sỏi trộn vào cám nên theo tỉ lệ 4% nếu trộn mỗi ngày hoặc 12% nếu trộn 1 tuần/lần

Ngoài 5 cách tiết kiệm chi phí cơ bản, người chăn nuôi cũng cần quan tâm tới việc lựa chọn con giống có tỉ lệ tiêu tốn thức ăn thấp (FCR) để giảm thiểu chi phí trong chăn nuôi.

Con giống

Đối với dòng gà nội địa nước ta, nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật vào công tác giống cũng như tận dụng được ưu thế lai trội nên những đơn vị chăn nuôi và sản xuất gà giống như: gà ta Minh Dư, gà ta Lượng Huệ (gà Ri Hải Phòng) hay gà J-Dabaco… đã cải thiện được đáng kể khả năng hấp thu thức ăn trong khi vẫn đảm bảo tăng trọng và cân nặng.

Trung bình để gà tăng trọng được 1 kg thì chỉ cần đến một lượng thức ăn hấp thụ là 2,5-2,8 kg cám (trong điều kiện tiêu chuẩn - loại bỏ những yêu tố gây lãng phí trên).

 

Tin liên quan
  • Chăn nuôi gà miền Bắc: “Chọn giống gửi vàng”
    Chăn nuôi gà ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có những tín hiệu đáng mừng khi giá gà qua các năm có xu hướng tăng và ổn định. Thị trường khởi sắc nhưng tín hiệu về chất lượng sản phẩm vẫn chưa được cải thiện. Người chăn nuôi các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn đang loay hoay với câu hỏi: Chọn con giống nào để chăn nuôi đạt hiệu quả cao?
    10/10/2018 Xem thêm
  • Bệnh cầu trùng ở gà: Sẵn sàng đối phó trước khi quá muộn
    Xuất hiện từ cách đây 370 năm, bệnh cầu trùng ở gà đã không còn xa lạ với nhiều người chăn nuôi. Mặc dù, bệnh cầu trùng là bệnh phổ biến thường gặp ở gà nhưng nhiều hộ chăn nuôi vẫn tỏ ra chủ quan khiến cho nhiều trại chủ phải ngậm quả đắng khi thiệt hại tới cả đàn gà.
    17/10/2018 Xem thêm
  • Chống Nóng Cho Gà - Nghe Chuyên Gia Chăn Nuôi Chia Sẻ Những Kinh Nghiệm Xương Máu
    Với đặc điểm nổi bật là không có tuyến mồ hôi và lại thêm bộ lông dầy, chống nóng cho gà trong bối cảnh thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp với những đợt nắng nóng kéo dài cường độ mạnh 38 độ C – 42 độ C là hoàn toàn không dễ dàng .
    11/05/2019 Xem thêm