Khi kiểm soát các nhân tố trong chuồng nuôi không tốt, amoniac luôn là vấn đề. Thậm chí, nghiên cứu cho thấy, nếu lượng amonia trong chuồng nuôi cao hơn mức cho phép 50 ppm hoặc hơn, thì cân nặng của gà lúc xuất bán giảm xuống 0,1 kg/ con (nhân với 20.000 con là khoảng 2000 kg (2 tấn) thịt gà).
Amoniac (NH3) là một chất khí vô hình có khả năng hòa tan trong nước và gây nguy hiểm cho môi trường. Amoniac trong mỗi trang trại chăn nuôi đến chính từ những con gà. Nitơ chưa sử dụng được bài tiết dưới dạng acid uric (80%), Amoniac (10%) và ure (5%).
Khi khí Amoniac tiếp xúc với hơi ẩm, nó phản ứng và tạo thành một dung dịch ăn mòn cơ bản gọi là amonium.Dung dịch ammonium này gây nguy hại đến sức khỏe của gà. Các amonium ăn mòn lớp niêm mạc đường hô hấp của gà và làm tê liệt hoặc thậm chí phá hủy lông nhung của các tế bào biểu mô.
Nhiều quốc gia quy định, nồng độ Amoniac tối thiểu chỉ được phép ở 20-25ppm, vì trên mức này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người và động vật. Tuy nhiên, trên thực tế, nồng độ Amoniac trong một số trang trại chăn nuôi gà thịt có thể dễ dàng vượt quá 30-70 ppm, đặc biệt là vào mùa đông.
Theo khuyến cáo của EU, nồng độ NH3 không được vượt quá 20 ppm trong 8h liên tục hoặc 35 ppm trong 10 phút liên tục trong bất kỳ khoảng thời gian sống nào của mỗi con gà.
Nồng độ Amoniac trong chuồng nuôi cao có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng tăng trọng của gà. Tuy nhiên, điều đáng nói là không dễ để đo lường được mức độ ảnh hưởng cụ thể là bao nhiêu.
Nghiên cứu gần đây đã tiết lộ rằng nhiều thay đổi ở cấp độ phân tử có thể xảy ra khi gà được thử thách với nồng độ Amoniac cao, ngay cả trong thời gian ngắn. Nồng độ Amoniac trong không khí quá cao trong bất kỳ khoảng thời gian nào đều sẽ gây khó chịu cho gà.
Amoniac là một chất gây oxy hóa mạnh có thể gây viêm. Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng nồng độ Amoniac cao có thể làm thay đổi chức năng sinh lý của các cơ quan nội tạng động vật, làm giảm chuyển hóa năng lượng, gây ra hiện tượng chết rụng tế bào và gây tổn thương ty thể ở niêm mạc đường tiêu hóa.
Tiếp xúc với nồng độ Amoniac cao ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của hệ thống miễn dịch cũng như nhung mao ruột và lớp màng nhầy niêm mạc của gà – đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tăng trọng toàn đàn giảm.
Gà thường bị phơi nhiễm với nồng độ Amoniac trong thời gian dài, khi trại đó thông gió kém, hoặc chế độ ăn của gà không cân bằng dinh dưỡng.
Dưới đây là 5 cách để giảm nồng độ Amoniac trong trang trại chăn nuôi nuôi gia cầm bất kỳ nào:
Trong 5 việc trên, quản lý chế độ ăn uống là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất. Tổng lượng nitơ trong phân của gà có thể được giảm đáng kể bằng cách xây dựng chế độ ăn dựa trên yêu cầu axit amin của gà thay vì trên tổng protein thô.
Khi tỷ lệ phần trăm protein thô trong chế độ ăn uống được hạ xuống và thay thế bằng các nguồn protein thông thường (ví dụ như bột đậu nành, bột hướng dương) với axit amin tổng hợp, duy trì chất dinh dưỡng được tối đa hóa. Giảm protein trong khẩu phần ăn từ 3-5% có thể làm giảm 60% tổng lượng nitơ thải ra từ gà thịt và gà đẻ.
Có thể thấy việc giữ cho đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh, hoạt động tốt trong suốt giai đoạn phát triển là chìa khóa để giảm sự bài tiết của thức ăn không tiêu hóa và hấp thụ được trong phân từ đó làm giảm sự bay hơi Amoniac trong chuồng nuôi.